FTA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC NĂM 2025

Trang chủ » Hải Quan & Thuế » FTA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC NĂM 2025

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC NĂM 2025

Các lợi ích chính của Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Việt Nam với các nước :

1. Tăng trưởng xuất khẩu

  • Việt Nam được miễn hoặc giảm thuế khi xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, CPTPP…

  • Giúp hàng Việt Nam rẻ hơn, cạnh tranh tốt hơn tại các nước đối tác.

2. Mở rộng thị trường

  • FTA giúp doanh nghiệp Việt tiếp cận các thị trường rộng lớn, tiềm năng hơn.

  • Nhiều FTA như EVFTA, CPTPP, UKVFTA… giúp thị trường mở rộng ra hàng chục quốc gia.

3. Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI)

  • Các nhà đầu tư thấy Việt Nam có nhiều FTA => cửa ngõ để vào các thị trường khác.

  • Do đó, họ đầu tư xây dựng nhà máy, chuỗi cung ứng tại Việt Nam.

4. Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực cạnh tranh

  • FTA buộc Việt Nam phải cải cách thể chế, minh bạch hóa chính sách, nâng cao chất lượng sản phẩm.

  • Doanh nghiệp học cách quản lý, sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế.

5. Lợi ích cho người tiêu dùng

  • Người dân được tiếp cận hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn, đa dạng hơn.

  • Tăng sự lựa chọn và nâng cao chất lượng sống.

6. Tăng trưởng kinh tế toàn diện

  • Khi xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng cùng tăng trưởng => tạo việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.

TỔNG HỢP 17 HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO FTA GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC

STT Tên Hiệp định Tên viết tắt Đối tác Năm hiệu lực (với VN) / Trạng thái
I FTA trong khuôn khổ ASEAN      
1 Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN ATIGA Các nước ASEAN 2010
2 Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN – Trung Quốc ACFTA ASEAN, Trung Quốc 2005-2009
3 Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN – Hàn Quốc AKFTA ASEAN, Hàn Quốc 2007-2009
4 Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Nhật Bản AJCEP ASEAN, Nhật Bản 2008
5 Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN – Ấn Độ AIFTA ASEAN, Ấn Độ 2010, 2015
6 Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN – Úc – New Zealand AANZFTA ASEAN, Úc, New Zealand 2010
7 Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Hồng Kông (Trung Quốc) AHKFTA ASEAN, Hồng Kông (Trung Quốc) 2019
II FTA Việt Nam ký kết độc lập hoặc cùng đối tác khác      
8 Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản VJEPA Việt Nam, Nhật Bản 2009
9 Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Chile VCFTA Việt Nam, Chile 2014
10 Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc VKFTA Việt Nam, Hàn Quốc 2015
11 Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu VN-EAEU FTA Việt Nam, Liên minh Kinh tế Á Âu (Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan) 2016
12 Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương CPTPP Việt Nam, Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore 2019
13 Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu EVFTA Việt Nam, Liên minh Châu Âu (EU) 2020
14 Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh UKVFTA Việt Nam, Vương quốc Anh (UK) 2021
15 Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP Việt Nam, 9 nước ASEAN khác, Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand 2022
16 Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Israel VIFTA Việt Nam, Israel 2024
17 Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam – UAE CEPA Việt Nam, UAE ký năm 2024, chờ phê chuẩn

Tư vấn hàng hóa Campuchia với Zalo | Viber (+84) 0909880381

Bài viết liên quan

  1. Việt Nam thích ứng với mức thuế đối ứng 46% của Mỹ
  2. Việt Nam giảm thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ
  3. CỬA KHẨU MỘC BÀI BỊ TẮC NGHẼN
  4. Vận chuyển hàng dự án cho nhà máy campuchia
  5. Đóng hàng giấy cuộn xuất khẩu đi kandal, campuchia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1
Bạn cần hỗ trợ?