NGÀNH CÔNG NGHIỆP HALAL
thị trường Halal đã vượt ra ngoài các nước Hồi giáo và được người tiêu dùng không theo Hồi giáo toàn thế giới quan tâm, mở ra nhiều cơ hội mới trong hợp tác, phát triển kinh tế. Theo báo cáo của IMARC, thị trường thực phẩm Halal toàn cầu đạt trị giá 2 nghìn tỷ USD vào năm 2022. Với số người theo đạo Hồi dự báo đạt 2,18 tỷ người vào năm 2030 chiếm khoảng 30% dân số thế giới, quy mô thị trường Halal toàn cầu dự báo sẽ đạt mức tối đa 3,2 nghìn tỷ USD vào năm 2025 và tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 6,2%
Halal là gì?
Halal (حلال) trong tiếng Ả Rập có nghĩa là “hợp pháp” hoặc “được phép” theo luật Hồi giáo (Sharia). Trong lĩnh vực thực phẩm, Halal đề cập đến các sản phẩm được chế biến, sản xuất và tiêu thụ theo các quy định nghiêm ngặt của đạo Hồi. Một số nguyên tắc chính của Halal bao gồm:
1. Nguồn gốc thực phẩm:
- Thực phẩm phải đến từ các nguồn được phép, ví dụ: thịt phải từ động vật được phép ăn (như bò, cừu, gà) và được giết mổ theo nghi thức Hồi giáo (Zabiha).
- Cấm tiêu thụ các sản phẩm từ lợn, máu, động vật chết trước khi giết mổ, hoặc thực phẩm chứa cồn.
2. Quy trình sản xuất:
- Quá trình chế biến phải đảm bảo không bị nhiễm chéo với các sản phẩm không Halal (haram).
- Thiết bị, dụng cụ và cơ sở sản xuất phải được làm sạch theo tiêu chuẩn Hồi giáo.
3. Thành phần
- Thực phẩm không được chứa các thành phần bị cấm, như gelatin từ lợn hoặc các chất phụ gia có nguồn gốc không Halal.
4.Chứng nhận:
- Sản phẩm Halal cần được chứng nhận bởi một tổ chức Halal uy tín để đảm bảo tuân thủ các quy định.
Chứng nhận Halal

Quy trình chứng nhận Halal
- Nộp đơn đăng ký chứng nhận Halal
- Chuẩn bị bộ hồ sơ Halal
- Ðánh giá Tài liệu
- Ðánh giá Hiện trường
- Chuẩn bị báo cáo
- Thẩm xét kỹ thuật
- Cấp Giấy chứng nhận Halal
- Giấy chứng nhận Halal và Logo
- Sự phù hợp trong đánh giá Halal
- Thời gian đánh giá và cấp chứng nhận : 1 tháng